Mỗi năm có gần 1 triệu người khuyết tật được trợ cấp từ ngân sách Nhà nước

12/02/2013 10:06

Hiện nay, trung bình mỗi năm cả nước có gần 1 triệu người khuyết tật (NKT) được trợ cấp từ ngân sách Nhà nước như hưởng trợ cấp xã hội, trợ cấp thương, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh và có hàng trăm nghìn lượt người được hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng, được trợ cấp phương tiện trợ giúp…

Mỗi năm có gần 1 triệu người khuyết tật được trợ cấp từ ngân sách Nhà nước
Theo số liệu khảo sát thống kê, cả nước có khoảng 5,3 triệu NKT (chiếm khoảng 6,34% dân số), trong đó có 1,1 triệu NKT nặng (chiếm 21,5% tổng số NKT). Trong số 5,3 triệu NKT thì có 29,41% khuyết tật vận động, 16,83% thần kinh, 13,84% thị giác, 9,32% thính giác, 7,08% ngôn ngữ, 6,52% trí tuệ và 17% các dạng tật khác. Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 35,8% do bẩm sinh, 32,34% do bệnh tật, 25,56% do hậu quả chiến tranh, 3,49% do tai nạn lao động và 2,81% do các nguyên nhân khác. Dự báo trong nhiều năm tới, số lượng NKT ở Việt Nam sẽ chưa giảm do tác động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hóa học trong chiến tranh, tai nạn giao thông và tai nạn lao động, hậu quả chiến tranh…
Hiện nay, đời sống vật chất, tinh thần của NKT còn nhiều khó khăn, có tới 37% NKT đang sống trong hộ nghèo (cao gấp 3 lần so với tỷ lệ hộ nghèo), 24% NKT ở nhà tạm, 34,4% NKT từ 6 tuổi chưa biết chữ và 21,24% chưa tốt nghiệp tiểu học; 79,13% NKT trong độ tuổi lao động không có khả năng tham gia lao động, 88,94% từ 16 tuổi chưa được đào tạo chuyên môn (trong đó chỉ có 2% NKT đang học nghề) và 79,13% sống dựa vào gia đình, người thân. Những khó khăn này đã cản trở NKT tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông nên dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Luật Người khuyết tật quy định các nội dung nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người tàn tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy những khả năng ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, quy định chính sách trợ giúp, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp. Bên cạnh đó cũng có nhiều bộ luật quy định riêng liên quan trực tiếp đến NKT và nhiều văn bản hướng dẫn các luật đã góp phần cải thiện đời sống NKT và làm thay đổi nhận thức xã hội về NKT; tạo môi trường pháp lý, môi trường xã hội thuận lợi để NKT hòa nhập cộng đồng và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia trợ giúp NKT.
Theo đó, thực hiện chương trình phục hồi chức năng cho NKT, 100% tỉnh, thành phố xây dựng mạng lưới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; 260.000 trẻ em khuyết tật học hòa nhập ở các cơ sở giáo dục và 6.000 trẻ em khuyết tật học ở các cơ sở giáo dục chuyên biệt; 19.000 NKT được học nghề và bình quân mỗi năm có khoảng 10.000 NKT được giới thiệu việc làm thông qua trung tâm dịch vụ việc làm. Các tổ chức của NKT ngày càng được mở rộng như: hội người mù, hội người điếc, hội người khuyết tật ở các tỉnh, hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi, hội cứu trợ trẻ em tàn tật, hiệp hội sản xuất và kinh doanh của người tần tật. Tuy nhiên, hiện nay NKT vẫn còn nhiều khó khăn trong tiếp cận hạ tầng cơ sở, công nghệ thông tin, giao thông công cộng…
Chí Tâm
;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll