Triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật ở Đăk Lăk

16/08/2013 11:02

Tỉnh Đăk Lăk có dân số trên 1,8 triệu người, trong đó tỷ lệ NKT chiếm 6- 7%. Theo thống kê, nhu cầu phục hồi chức năng của NKT trên địa bàn tỉnh là rất lớn, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, hệ thống mạng lưới PHCN trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế, chưa có Bệnh viện Phục hồi chức năng riêng. Từ năm 1998, được sự hỗ trợ của Ủy ban Y tế Hà Lan, một chương trình CBR đã được triển khai trên địa bàn tỉnh với sự tham gia của nhiều ban, ngành, tổ chức nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho NKT hòa nhập cộng đồng.

Triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật ở Đăk Lăk
Sau 10 năm triển khai Chương trình Phục hồi chức năng cho NKT trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, đến nay, chương trình đã đạt được những kết quả đáng kể, các hoạt động hỗ trợ NKT được thực hiện theo một nguyên tắc toàn diện và dựa vào nhu cầu. Mỗi NKT sau khi được phát hiện và chuẩn đoán tình trạng khuyết tật đều tham gia cùng với gia đình và cán bộ y tế trong việc đánh giá nhu cầu hỗ trợ cụ thể. Trên cơ sở đó, tỉnh đã xây dựng kế hoạch can thiệp phù hợp như phục hồi chức năng tại nhà hoặc cần thêm dụng cụ trợ giúp, học nghề, tạo việc làm, vay vốn phát triển kinh tế để thoát nghèo. Với trẻ NKT, ngoài nhu cầu PHCN nâng cao sức khỏe còn cần được tới trường và hòa nhập cùng bạn bè, cộng đồng. Do vậy, tỉnh đã triển khai đồng thời 3 lĩnh vực hỗ trợ là PHCN y học (phục hồi chức năng tại viện và PHCN dựa vào cộng đồng); Giáo dục cho trẻ khuyết tật (tại Trung tâm và Giáo dục hòa nhập); Hỗ trợ tín dụng cho NKT và gia đình làm kinh tế, cải thiện thu nhập.

Trong đó, mọi nội dung hoạt động đều tuân theo nguyên tắc lấy NKT làm trung tâm, tập trung vào gia đình, nhóm tự lực của NKT và kết quả cuối cùng đều phải hướng tới việc tăng cường vai trò, sự tham gia của chính nKT. Bản thân NKT sẽ là người chủ động giải quyết những khó khăn của họ với sự hỗ trợ của nhân viên y tế và các thành tiên khác trong cộng đồng.

 

Để thực hiện mô hình CBR, tỉnh Đăk Lăk đã thành lập Ban chỉ đạo hỗ trợ NKT tại các tuyến tỉnh, huyện và xã, trong đó có sự tham gia của các ban, ngành như y tế, giáo dục, lao động, thương binh xã họi, dân số và hội phụ nữ... Để chuyển giao kiến thức và kỹ năng PHCN xuống tận cộng đồng, tỉnh đã xây dựng mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật rộng khắp và chặt chẽ, với mối liên hệ hữu cơ giữa các tuyến. Trong đó, tại tuyến tỉnh, đã thành lập nhóm chuyên môn kỹ thuật bao gồm các thành viên là bác sĩ, kỹ thuật việt PHCN tại Khoa PHCN của hai bệnh viện tuyến tỉnh, chuyên viên theo dõi PHCN của Sở Y tế. Đây là nhóm có kiến thức, kỹ năng PHCN chuyên sâu và chuyên nghiệp bên cạnh các ciến thức cơ bản về quản lý chương trình CBR. Đối với tuyến xã, tham gia vào CBR tại cộng đồng là các nhân viên trạm y tế xã và y tế thôn, bản nên các đối tượng này được tập huấn đảm bảo có kiến thức và kỹ năng phát hiện khuyết tật và đánh giá nhu cầu cơ bản của NKT, theo dõi và hỗ trợ NKT, gia đình họ trong quá trình tập luyện PHCN tại nhà.
Từ chỗ ban đầu, chương trình thực hiện thí điểm ở 3 xã tại một huyện, tới nay đã bao phủ được 58 xã của 5 huyện, thành phố với tổng số NKT được quản lý, theo dõi gần 10.000 người, trong đó gần 80% được hưởng lợi từ chương trình, bao gồm 7.308 người lớn khuyết tật và 2.208 trẻ em khuyết tật. Tỷ lệ đối tượng được PHCN có tiến bộ và hòa nhập cộng đồng chiếm 27%, tỷ lệ trẻ khuyết tật được đi học hòa nhập chiếm 84% tổng số trẻ trong vùng dự án. Bên cạnh đó, chương trình đã hỗ trợ cho 177 hộ gia đình NKT được vay vốn, nhờ đó đã có 87% số hộ thoát nghèo; khoảng 80% gia đình có NKT có nhu cầu PHCN tại nhà đã được tập huấn để biết cách chăm sóc và hỗ tợ NKT; gần 12.000 lượt nhân viên y tế thôn, bản được tập huấn cách phát hiện khuyết tật, hướng dẫn và theo dõi gia đình NKT giúp đỡ họ tập luyện PHCN tại nhà.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chương trình CBR ở các địa phương, cơ sở cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như công tác truyền thông chưa được đẩy mạnh, chưa có Viện PHCN quốc gia; một số tỉnh chưa có bệnh viện PHCH và có thành lập Ban Điều hành nhưng hoạt động không thường xuyên và chưa có hiệu quả. Hơn nữa, đội ngũ cộng tác viên thực hiện chương trình phải đảm nhiệm nhiều công việc, trong khi phụ cấp kinh phí thấp. Do vậy, thời gian tới để thực hiện có hiệu quả chương trình này, giúp cho những đối tượng yếu thế, nhất là người khuyết tật có cuộc sống ổn định, hoà nhập cộng đồng thì rất cần có sự chung tay của các cấp, các ngành.
Minh Anh

;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll