Sơ kết 4 năm thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí

29/10/2015 04:04

Trong 2 ngày 29 và 30/10/2015, tại Quảng Ninh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) tổ chức Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Nguyễn Trọng Đàm chủ trì Hội nghị. Tới dự Hội nghị còn có ông Đàm Hữu Đắc - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Người cao tuổi Việt Nam; ông Nguyễn Văn Hồi - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội; bà Lê Hồng Loan - Trưởng chương trình Bảo vệ trẻ em, UNICEF Việt Nam; GS. Elliot Goldner - Đại học Simon Fraser Canada; GS. Hary Minas, CIMH - Đại học Melbourne cùng đại diện Sở LĐ-TBXH các tỉnh/thành phố, các Trung tâm công tác xã hội, Trung tâm tâm thần trên cả nước…

Sơ kết 4 năm thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho biết, hiện nay, số người bị rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam ước tính khoảng 10% dân số, tương đương gần 9 triệu người, trong đó số người tâm thần nặng khoảng 200.000 người; số người tâm thần có xu hướng gia tăng đặc biệt là các thành phố, đô thị lớn. Như vậy, việc trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí là một thách thức lớn và là gánh nặng đối với cộng đồng và toàn xã hội.


Ông Nguyễn Văn Hồi - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội trình bày báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án tại Hội nghị 
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế, ngày 22 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1215/2011/QĐ-TTg phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020. Đề án là khung tổng thể, định hướng về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trong giai đoạn 2011 - 2020.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã khẩn trương phối hợp, hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần giai đoạn 2011 - 2015; tổ chức Hội nghị triển khai Đề án tại thành phố Đà Nẵng với sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan, 63 tỉnh, thành phố, các cơ sở đào tạo công tác xã hội và các đối tác quốc tế. Trong giai đoạn 2011 - 2015, 63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt kế hoạch đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại địa phương.

Toàn cảnh Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe đánh giá kết quả triển khai Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2011 - 2015, trong đó làm rõ kết quả đạt được và các tồn tại, vướng mắc.Xác định các nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020, thảo luận, thống nhất về định hướng củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng giai đoạn 2016 - 2025.
Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án 1215 giai đoạn 2011 - 2015 do ông Nguyễn Văn Hồi trình bày, hiện nay, cả nước đã có 31 Trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Một số tỉnh, thành phố đã thí điểm xây dựng mô hình lao động trị liệu và phục hồi chức năng luân phiên cho người tâm thần nặng, mô hình kết hợp tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ công tác xã hội với điều trị y tế đề phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí. Bên cạnh đó, công tác đào tạo cán bộ, nhân viên, tập huấn cho gia đình đối tượng cũng được chú trọng, đẩy mạnh; hàng năm có tới trên 10 nghìn cán bộ, nhân viênđược tập huấn, đào tạo về công tác xã hội; tập huấn cho gia đình đối tượng về kiến thức, kỹ năng, phương pháp trị liệu, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần; tổ chức đào tạo cho cán bộ quản lý về chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần. Tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, gia đình, cộng đồng trong việc trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai Đề án cũng đã bộc lộ nhiều điểm tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Mạng lưới các cơ sở hiện nay thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; nhiều cơ sở chưa phân loại đối tượng, chưa phân khu chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng hợp lý; cơ sở thiếu các dịch vụ tư vấn, trị liệu tâm lý, lao động trị liệu, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và trợ giúp các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng; cơ sở vật chất xuống cấp, lạc hậu, thiếu trang thiết bị cần thiết; cán bộ làm công tác xã hội còn thiếu về số lượng, chưa chuyên nghiệp; sự phối hợp liên ngành chưa hiệu quả.
Đây là những vấn đề tồn tại, khó khăn đang đặt ra cho các Bộ, ngành, địa phương cần phải giải quyết một cách quyết liệt, thấu đáo nhằmtrợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại Việt Nam.
Các đại biểu cũng đã nghe bài phát biểu của đại diện các trung tâm Tâm thần Thái Nguyên, Trung tâm điều dưỡng tâm thần Việt Trì, trung tâm CTXH quảng Ninh, bệnh viện tâm thần Khánh Hòa… chia sẻ mô hình trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng, giải quyết việc làm cho người tâm thần.  Đồng thời, thống nhất kế hoạch phát triển các mô hình chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; mô hình trung tâm công tác xã hội trợ giúp người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
Tại Hội nghị, đại biểu các tỉnh đã tham gia các nhóm hội thảo chuyên đề: Hệ thống chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần; Phát triển nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe tâm thần; Hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần… nhằm thảo luận và xác định nhữnggiải pháp cơ chế để thúc đẩy hệ thống trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng cho người tâm thần và xây dựng kế hoạch trong giai đoạn tới.

;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll