Bắc Ninh: Quan tâm hỗ trợ người khuyết tật

10/09/2013 10:12

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Đề án Trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn giai đoạn 2013-2020, với mục tiêu: Hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội trên tất cả các lĩnh vực.

Bắc Ninh: Quan tâm hỗ trợ người khuyết tật
Trong giai đoạn 2013- 2015, tỉnh phấn đấu mỗi năm đạt 80% số người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế, 70% trẻ em khuyết tật có khả năng học tập được tham gia học tập và miễn giảm học phí theo quy định. Ít nhất 50% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông và công trình công cộng, 100% người khuyết tật được hỗ trợ pháp lý khi có nhu cầu. Các giai đoạn tiếp theo, chỉ tiêu sẽ cao hơn theo từng năm.
Tỉnh cũng giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là đơn vị chủ trì xây dựng Kế hoạch và triển khai các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất giúp người khuyết tật tiếp cận các chương trình an sinh xã hội và các biện pháp giảm nghèo, đồng thời hỗ trợ mạnh về xây dựng cơ sở vật chất, giúp học có cơ hội tiếp cận việc làm, bảo đảm cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

Luật Người khuyết tật đã được ban hành, đó là cơ sở pháp lý vững chắc để người khuyết tật vươn lên ổn định cuộc sống. Nếu theo Nghị định 67 và Nghị định 13 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trước đây thì đối tượng người khuyết tật được hưởng chế độ người tàn tật không có khả năng lao động, người mắc bệnh tâm thần mãn tính, thì nay, theo Nghị định 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

 

Theo đó, người khuyết tật được hưởng chế độ trợ cấp xã hội gồm người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng. Việc xác định mức độ khuyết tật dựa vào hội đồng xét duyệt cấp xã, nếu hội đồng xét duyệt cấp xã không làm được thì sẽ được giám định y khoa. Theo Nghị định, người khuyết tật nặng được hưởng hỗ trợ hệ số 1,5, tương đương mức 270.000 đồng/tháng, nếu là trẻ em hoặc người cao tuổi, hệ số hỗ trợ sẽ là 2,0. Đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, hệ số hỗ trợ là 2,0, tương đương 360.000 đồng/tháng và hệ số 2,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em hoặc người cao tuổi.
Ngoài ra, người chăm sóc người khuyết tật cũng được hỗ trợ kinh phí hàng tháng. Cùng với sự hỗ trợ về vật chất, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi tham gia các phương tiện giao thông và giảm giá vé khi người khuyết tật sử dụng các dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch. Các đơn vị ở các lĩnh vực giao thông, văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch phải có trách nhiệm bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên để trợ giúp người khuyết tật tham gia vào các dịch vụ của mình.
Đối với công tác hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật được quan tâm rõ rệt. Nếu người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được hướng dẫn về sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động là người khuyết tật trở lên sẽ được hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp với người khuyết tật, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Cả nước phấn đấu đến năm 2015 có ít nhất 50% các công trình là trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước, các nhà ga, bến tàu, các cơ sở y tế, nhà chung cư...bảo đảm các điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật và 100% các công trình trên bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật vào năm 2020.

Minh Anh
;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll