[MOLISA] Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ IV năm 2015 – Phiên chính thức

11/08/2015 05:12

Sáng ngày 08/8, tại Hà Nội, phiên chính thức của Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ IV năm 2015 với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói” đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức. Tham dự phiên chính thức có đồng chí Đào Trọng Thi, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đồng chí Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH, đồng chí Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan, đại diện các tổ chức quốc tế cùng 192 em thiếu niên nhi đồng đại diện cho hơn 26 triệu trẻ em trên toàn quốc.

[MOLISA] Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ IV năm 2015 – Phiên chính thức
Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em bao gồm bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em là quyền “sống còn”, quyền “bảo vệ”, quyền “phát triển” và quyền “tham gia”. Quyền “tham gia” của các em gồm quyền tiếp cận thông tin phù hợp với lứa tuổi; quyền kiến nghị, bày tỏ những suy nghĩ riêng của mình về các vấn đề liên quan đến trẻ em; quyền được người lớn lắng nghe, phản hồi về những vấn đề đó. Nước ta là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là quốc gia thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em. Hiến pháp năm 2013 đã quy định: Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc và sự tôn trọng trẻ em của Đảng và Nhà nước ta; tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để trẻ em thực hiện đầy đủ các quyền cơ bản của mình, bao gồm có quyền tham gia.

Ông Đào Trọng Thi  phát biểu khai mạc phiên chính thức của Diễn đàn
Phát biểu khai mạc Phiên chính thức của Diễn đàn trẻ em quốc gia, đồng chí Đào Trọng Thi hy vọng rằng, thông qua diễn đàn này, các em sẽ có những đóng góp quan trọng, có ý nghĩa cho quá trình chuẩn bị dự thảo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em. Ông cho biết, trong diễn đàn này, các em sẽ được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, bày tỏ ý kiến với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành đoàn thể hữu quan. Ông hy vọng trong không khí thân thiện và cởi mở, các đại biểu trẻ em sẽ mạnh dạn, thẳng thắn, trao đổi, thảo luận, đóng góp các ý kiến thiết thực và sâu sắc.



Các nhóm thảo luận đã trình bày kết quả thảo luận tại Diễn đàn
Tại diễn đàn các nhóm đã trình bày những kết quả đã đạt được của mình sau các phiên thảo luận nhóm về bốn nhóm vấn đề: Quyền tham gia của trẻ em trong quá trình xây dựng pháp luật, chính sách; quyền tham gia của trẻ em trong gia đình, nhà trường và cộng đồng...Thông qua nhiều hình thức trình bày rất sôi động, nhiều thông điệp đã được các em đưa ra tại diễn đàn, các em mong muốn không còn bạo lực gia đình, ý kiến của các em trong gia đình cần được lắng nghe; Mong muốn một môi trường lành mạnh để học tập và phát triển; Muốn có thêm những kỹ năng sống cùng môi trường học tập sinh động và phong phú, mong muốn không còn bạo lực học đường; Muốn được đóng góp ý kiến của mình trong quá trình xây dựng những chính sách luật pháp có liên quan đến các em...



Trao đổi giữa các em và Lãnh đạo các Bộ, ngành
Bên cạnh những màn trình bày của các nhóm, các bạn trẻ còn được trực tiếp đặt câu hỏi đối với những đại diện Lãnh đạo của các Bộ, ngành. Các câu hỏi rất chi tiết cụ thể, rất gần gũi và thiết thực với các em đã được gửi tới các Lãnh đạo trong diễn đàn. Các đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành và các cơ quan đoàn thể đã trả lời các em rất thân thiện và thẳng thắn. Diễn đàn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành đến thế hệ tương lai của nước nhà. 

Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Hồng Lan phát biểu tại Diễn đàn
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Đào Hồng Lan đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các em tại đây. Toàn bộ những câu hỏi của các em đã được ghi nhận và sẽ được chuyển tới những Bộ, ngành liên quan. Thứ trưởng Đào Hồng Lan cho rằng, trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến trẻ em Bộ LĐ-TBXH rất quan tâm đến ý kiến của các em. Từ năm 2012, Bộ đã lấy ý kiến đóng góp của các em để sửa Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em qua nhiều kênh: Qua Internet, qua tổng đài tư vấn 18001567, qua phát mẫu câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Những ý kiến của các em đã được ban soạn thảo tiếp thu để điều chỉnh đưa vào Luật nhằm đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho các em.
Kết thúc Diễn đàn, các em đã gửi các khuyến nghị đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội:
Ở gia đình, cha mẹ cần nâng cao kiến thức về quyền của trẻ em đặc biệt là quyền tham gia
Ở nhà trường, các em mong muốn lãnh đạo, thầy cô giáo tạo điều kiện và hỗ trợ để trẻ em có thể giao lưu, kết bạn và hòa đồng với nhau
Ở cộng đồng, các em mong muốn đổi mới truyền thông về quyền trẻ em
Trong xây dựng luật pháp, chính sách có các quy định pháp luật về việc trẻ em được người lớn lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng nguyện vọng của trẻ em
Các em và các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm
 
;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll