Hà Tĩnh quan tâm phát triển nghề công tác xã hội

10/05/2013 09:21

Triển khai thực hiện Đề án Phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020, tỉnh Hà Tĩnh đặt ra mục tiêu nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH, phát triển CTXH trở thành một nghề. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội đủ về số lượng và đạt yêu cầu về chất lượng. Cụ thể, đến năm 2015, sẽ xây dựng, kiện toàn và phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trong toàn tỉnh, đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có từ 01- 02 cán bộ, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên.

Hà Tĩnh quan tâm phát triển nghề công tác xã hội

Cùng với đó sẽ tiếp nhận tuyển dụng 100 cán bộ có bằng cấp, chứng chỉ nghề CTXH vào các cơ quan cấp tỉnh, huyện, thành phố và thị xã hội. Xây dựng 02 mô hình trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH trực thuộc thị xã Hồng Lĩnh và huyện Kỳ Anh. Đào tạo và đào tạo lại 150 cán bộ CTXH và tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho 500 lượt người.

Thực hiện đề án, trong năm 2011, tỉnh đã  tổ chức tập huấn, hướng dẫn các nội dung của đề án, và các văn bản hướng dẫn thực hiện cho 669 người là cán bộ làm công tác xã hội từ tỉnh, huyện, các xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp các ngành, cán bộ địa phương cơ sở hiểu biết về nghề công tác xã hội, về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ Công tác xã hội. Cung cấp các văn bản, tài liệu về nghề công tác xã hội cho các địa phương, đơn vị để chủ động nghiên cứu các vấn đề liên quan. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng giới thiệu về nghề công tác xã hội thông qua các tin, bài.... nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng.

Bên cạnh đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức điều tra, rà soát nhu cầu đào tạo, đào tạo lại nghề công tác xã hội, qua đó đã có 1.084 người đang công tác tại các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, huyện, và các địa phương có nhu cầu được đào tạo ở các cấp, bậc khác nhau như trung học, cao đẳng, đại học và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về nghề công tác xã hội. Trên cơ sở đó đã mở được 5 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho 309 người, với tổng kinh phí 600 triệu đồng từ nguồn kinh phí hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ trong năm 2011. Trong năm 2012, tỉnh đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nghề CTXH cho 200 người, đào tạo trình độ đại học hệ vừa học vừa làm cho 80 người trong thời gian 4,5 năm. Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh đã hoàn thiện đề án hình thành Văn phòng cung cấp dịch vụ nghề công tác xã hội gửi Sở Nội vụ, Sở Lao động-TBXH tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định thành lập. Khi Trung tâm được thành lập và đi vào hoạt động sẽ đẩy nhanh tiến độ phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ trợ giúp các đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương.

Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện đề án, tỉnh đã gặp phải một số khó khăn nhất định như kinh phí bố trí cho đề án còn ít, đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác xã hội, nhất là ở cấp xã, phường, thị trấn còn thiếu, đa số chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng về nghề công tác xã hội. Thêm nữa, Hà Tĩnh vẫn là một tỉnh nghèo, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết khắc nghiệt, kinh tế chậm phát triển, việc thực hiện chính sách xã hội ở một số nơi chưa đảm bảo, thiếu kịp thời. Đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là các gia đình chính sách, người tàn tật, già cả neo đơn, trẻ em mồ côi mà nguyên nhân chủ yếu là do chưa tiếp cận một cách đầy đủ các cơ chế chính sách nhà nước, công tác dịch vụ xã hội chưa phát triển, nguồn nhân lực và bộ máy thực hiện nghề công tác xã hội còn nhiều hạn chế.

  Trong thời gian tới, Sở Lao động- TBXH với tư cách là cơ quan thường trực, tham mưu cho UBND tỉnh về thực hiện đề án phát triển nghề CTXH sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm: Tổ chức, rà soát, thống kê, phân loại cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội trong các ban, ngành, các lĩnh vực xã hội, các trung tâm xã hội, cán bộ xã phường; các nhóm đối tượng và dịch vụ công tác xã hội. Áp dụng mã số ngạch, chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội tại các cơ sở có viên chức công tác xã hội trên địa bàn. Hướng dẫn thực hiện đúng tiêu chuẩn, đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội. Củng cố và phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội. Cụ thể sẽ thành lập, đầu tư xây dựng Văn phòng cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm bảo trợ xã hội Hà Tĩnh và 02 mô hình trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội trực thuộc thị xã Hồng Lĩnh và huyện Kỳ Anh. Tiếp nhận, tuyển dụng 300 cán bộ đã được đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ nghề công tác xã hội, trong đó ưu tiên tại các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội, các ngành có liên quan. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ về công tác xã hội cho 300 người. Tổ chức tập huấn kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho 1.000 lượt cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội cấp cơ sở.

 

Theo thống kê, toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có hơn 360 nghìn người (chiếm khoảng 30% dân số) cần tới sự trợ giúp của các dịch vụ xã hội, trong đó có 159 nghìn người cao tuổi, trên 53 nghìn người có công với cách mạmg, 46 nghìn đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng, trên 67 nghìn người tàn tật, 99 nghìn hộ gia đình nghèo và cận nghèo, 15.516 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.  Ngoài ra, còn có hàng chục ngàn cá nhân, gia đình, nhóm xã hội nảy sinh các vấn đề phức tạp như ly thân, ly hôn, nghèo khổ, xâm hại tình dục, bỏ nhà đi lang thang, tệ cờ bạc, trộm cắp, nghiện ma tuý…Tất cả những đối tượng này nếu không có sự chăm sóc, giúp đỡ kịp thời của chính quyền và các hội đoàn thể xã hội sẽ dẫn đến bế tắc trong cuộc sống.


;
Mới nhất
Xem nhiều nhất

kartal escortgebze escort

Scroll